Nhổ răng khôn có đau không? Cần lưu ý những điều gì?
Nhổ răng khôn có đau hay không hiện đang là băn khoăn của rất nhiều người bởi đây là một trong những răng hàm lớn, nằm cuối cùng trong cung hàm và có chân răng vô cùng vững chắc.
Răng khôn mọc xiên, lệch, mọc ngầm thường gây nhiều đau nhức và cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng đặc biệt nguy hiểm nếu không phát hiện điều trị và nhổ bỏ kịp thời. Tuy nhiên, vì đây là răng hàm lớn với 3 chân (răng hàm trên) hay 2 chân (răng hàm dưới) chắc chắn, nằm sâu tận trong cung hàm nên nhổ bỏ răng khôn là một việc không hề đơn giản như đối với các răng còn lại. Nhổ răng khôn có đau nhiều không? Sau khi nhổ răng khôn cần phải lưu ý điều gì?
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn thường “xuất hiện” vào độ tuổi trưởng thành và cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định, bắt đầu ngừng tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng xương. Vì vậy, thời điểm răng khôn bắt đầu “nhú mầm”, bạn chắc hẳn sẽ có cảm giác đau nhức nhối ở vùng nướu. Cơn đau này có thể kéo dài dai dẳng trong 2 – 3 năm, cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh.
Nếu răng khôn mọc bình thường (mọc thẳng) thì có thể không cần thiết phải nhổ bỏ mà chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận nhằm ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh lý nha khoa thường gặp. Tuy nhiên, nếu răng khôn của bạn bạn rơi vào một trong các trường hợp sau thì hãy đến gặp Bác sĩ và tiến hành nhổ bỏ càng sớm càng tốt:
- Có những dấu hiệu nhiễm trùng hay viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Xuất hiện ổ mủ, u nang ảnh hưởng đến những răng kế cận.
- Răng khôn bắt đầu sâu hoặc mắc bệnh nha chu.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
- Giữa răng hàm số 7 và răng khôn có khe kẽ giắt thức ăn, thường xuyên tích tụ mảng bám thức ăn gây nên tình trạng đau nhức.
- Răng khôn tuy mọc thẳng, không bị cản trở bởi nướu và xương hàm nhưng lại không có răng đối diện hoặc lệch khớp cắn với răng đối diện. Điều này vô tình khiến răng khôn mọc trồi dài hơn, tạo nên các khe giắt thức ăn hoặc nghiêm trọng hơn là làm lở loét nướu trong quá trình ăn nhai.
- Hình dạng răng khôn dị dạng, nhỏ hơn so với bình thường.
- Phải nhổ răng để phục vụ quá trình chỉnh nha hoặc là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân.
Nhổ răng khôn có đau hay gây nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có đau hay không luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều người, nhất là đối với những ai mới mọc răng khôn lần đầu. Bởi răng khôn luôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, liên kết với nhiều dây thần kinh cùng với chân răng rất vững chắc. Do đó, quá trình nhổ răng khôn sẽ đặc biệt phức tạp hơn so với việc nhổ những răng còn lại. Nhưng với sự ứng dụng của nhiều công nghệ nha khoa hiện đại như hiện nay tại Nha khoa Hạnh Nhã, nhổ răng khôn chắc chắn sẽ không còn là nỗi ám ảnh của tất cả các khách hàng.
Phương pháp nhổ răng khôn không đau hiện nay tại các phòng khám nha khoa đều sử dụng những loại máy móc đặc biệt hiện đại như: máy Pie Ultrasonic 4D, máy lazer, máy hút chân không áp lực lớn,…nhằm giảm thiểu tối đa các cảm giác ê buốt, đau nhức, rút ngắn thời gian điều trị.
Quá trình nhổ răng khôn sẽ tiến hành rạch một đường ở nướu với tỉ lệ vừa đủ để lấy đi toàn bộ chân răng. Nếu răng khôn mọc ngầm trong xương thì tuỳ vào mức độ sai lệch của răng khôn mà có thể rạch nướu, mài đi một chút xương để bộc lộ ra thân răng khôn. Trường hợp nếu răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt thì cắt răng khôn và lấy ra từng phần sẽ là phương án được các bác sĩ tiến hành.
Quá trình này sẽ được thực hiện bằng một số dụng cụ tách nướu chuyên biệt với độ chuẩn xác cao, giúp hạn chế tối đa những thương tổn không cần thiết đến mô mềm và các tổ chức xung quanh. Sau khi răng khôn được nhổ bỏ hoàn toàn, vết rạch trên nướu trước đó sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu nha khoa.
Khách hàng sẽ được gây tê trong suốt quá trình nhổ răng khôn, vì vậy thường không cảm thấy đau nhức. Sau khi hoàn tất quá trình, tùy vào từng trường hợp vùng nướu có thể sưng nhẹ. Khách hàng có thể sử dụng thuốc giảm đau kê theo toa của Bác sĩ điều trị kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Việc cắt chỉ sau quá trình nhổ răng khôn có đau hay không cũng là vấn đề được khá nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, chỉ sử dụng trong việc khâu vùng nướu bị rạch thường là chỉ có khả năng tự tiêu sau một thời gian. Khách hàng sẽ không cần thiết phải đến phòng khám nha khoa để cắt chỉ.
Lưu ý đặc biệt trước và sau khi nhổ răng khôn
Trước nhổ răng khôn:
- Tiến hành nghiêm chỉnh việc thăm khám tổng quát, thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu hay chụp X-quang răng.
- Trao đổi rõ ràng những vấn đề quan trọng với bác sĩ về các bệnh lý toàn thân mà mình đang mắc phải, tiền sử những bệnh lý, các loại thuốc điều trị bạn đang sử dụng.
- Tiến hành lấy cao răng để tránh tối đa tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng khi nhổ răng khôn.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất gây kích thích như thuốc lá, bia, rượu trước ngày nhổ răng khôn.
- Khi nhổ răng nên “mang theo” tâm lý thoải mái, thư giãn.
Sau khi nhổ răng khôn:
- Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của Bác sĩ tại phòng khám nha khoa bạn sử dụng dịch vụ.
- Uống thuốc được kê theo toa để giảm thiểu tình trạng ê buốt cũng như giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa thông qua ý kiến của Bác sĩ điều trị.
- Sưng, sốt, đau nhẹ cũng là những biểu hiện thường gặp sau quá trình nhổ răng khôn. Vì vậy, khách hàng không cần quá lo lắng. Để giảm bớt các hiện tượng này, bạn có thể tiến hành chườm lạnh vùng má gần vị trí nhổ răng khôn trong ngày đầu và thay đổi chườm nóng vào những ngày sau để giúp tan máu tụ.
- Nếu trình trạng sưng, đau kéo dài kèm theo chảy máu, bạn nên tái khám ngay lập tức để được điều trị, tránh vấn đề nghiêm trọng là nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi cụ thể.
Nhổ răng khôn có đau hay không phụ thuộc phần nhiều vào tay nghề của Bác sĩ trực tiếp điều trị cũng như trang thiết bị nha khoa tại phòng khám. Vì vậy, nhằm đảm bảo vết thương chóng lành, không hây ra đau nhức, khách hàng chỉ nên lựa chọn các địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín, cơ sở – trang thiết bị vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm.