Phương pháp trám răng là một trong những bước để giúp khắc phục tình trạng sâu răng, thưa răng, mẻ răng… Phương pháp trám răng là phương pháp nhanh chóng, chi phí thấp thế nhưng để đảm bảo răng trám được như hình dáng răng ban đầu, không gây khó chịu, cộm khi ăn nhai và độ bền cần phải chắc, lâu dài thì đòi hỏi các các thao tác trám răng phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Đặc biệt trong trám răng thẩm mỹ với các răng cửa, các bác sĩ cần có tay nghề cao, chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, Nha Khoa Hạnh Nhã sẽ giải thích cho bạn chi tiết và cụ thể nhé!
Trám răng – Trám răng thẩm mỹ là gì?
Trám răng thẩm mỹ hay còn được biết đến tên gọi là “hàn răng” được coi là giải pháp phục hình – tái tạo diện mạo cho răng khi răng gặp các tình trạng như: thưa hở, sâu, mẻ,… khiến răng không còn đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Với phương pháp trám răng, răng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể về hình thể và màu sắc, bằng cách gắn các vật liệu trám thẩm mỹ cao cấp lên răng, tạo hình và khắc phục tối ưu các khiếm khuyết của răng.
Thông tin cập nhật có tại Fanpage: Nha Khoa Hạnh Nhã Cam Ranh – Trung tâm Implant và Chỉnh Nha Cam Ranh
Trám răng (hay hàn răng) là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng của những chiếc răng bị sâu, gãy hoặc hư hỏng.
Mục đích của trám răng là bịt kín lỗ sâu răng, để tránh vi khuẩn xâm nhập, hủy hoại tuỷ và mô răng; đồng thời khôi phục hình dạng, cải thiện chức năng của răng trở về trạng thái ban đầu. Nhiều bệnh nhân bị sâu răng còn bị ê buốt răng do mất men răng, tình trạng này cũng có thể được cải thiện đáng kể khi hàn trám răng.
Với các ưu điểm vượt trội mà trám răng thẩm mỹ mang tới sẽ không chỉ giúp răng lấy lại được vẻ đẹp hoàn chỉnh mà còn là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và đặc biệt an toàn.
Các loại vật liệu trám răng phổ biến, có thể kể đến như: Amalgam, Composite, vàng, sứ, kim loại, GIC… Tùy theo vị trí và tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu cũng như phương pháp trám phù hợp nhất.
Các trường hợp nên trám răng thẩm mỹ
Trám răng là phương pháp thường được áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
1. Trám răng bị sâu, răng chết tủy do vi khuẩn phá hủy mô răng.
Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện các lỗ hổng mà nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường và không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu không được điều trị thì lỗ hổng do sâu răng gây ra sẽ lớn dần và dẫn đến tình trạng đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và có nguy cơ cao bị mất răng.
Một số dấu hiệu của sâu răng bao gồm:
- Răng đau bất chợt;
- Răng hay nhạy cảm;
- Xuất hiện lỗ hổng trên răng;
- Bề mặt răng bị đổi màu đen, nâu hoặc trắng;
- Đau răng sau khi ăn và uống đồ nóng, lạnh, ngọt…
Khi xuất hiện các triệu chứng sâu răng, chiếc răng bị sâu cần được trám để làm đầy lỗ hổng trên thân răng. Việc này nhằm loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi thẩm mỹ cho răng bị sâu và cả hàm răng.
Lưu ý với trường hợp sâu răng khiến răng chết tủy mà vẫn còn giữ được cấu trúc và chức năng cơ bản, không có sự lây lan nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy, giúp loại bỏ tủy chết và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sau đó, răng được trám lại để bảo vệ và phục hồi chức năng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây >> Dấu hiệu răng bị chết tủy? Dịch vụ điều trị tủy tại nha khoa Hạnh Nhã
2. Trám răng bị mòn men răng
Đây là trường hợp bị mòn men răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Men răng bị mòn sẽ kích thích cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Trám răng giúp lấp đầy vết mòn, bảo vệ ngà răng và khắc phục tình trạng kích thích ở răng.
3. Trám răng thưa
Nếu răng bị thưa, đặc biệt là răng cửa bị thưa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng thì bạn có thể nhờ đến phương pháp trám răng thẩm mỹ nhằm tạo hình cho răng.
Tuy nhiên, phương pháp trám răng thưa thường chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp răng thưa với khoảng hở nhỏ dưới 2mm.
Còn trường hợp khoảng hở lớn hơn và răng cửa sẽ trông khá to, mất cân đối sau khi trám nên nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn chuyển sang các kỹ thuật khác phù hợp.
4. Trám răng bị mẻ
Răng của bạn bị nứt, mẻ do tai nạn, chấn thương hoặc do cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá mạnh, hoặc có tác động cơ học mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
Nếu vết nứt được phát hiện sớm thì nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám răng tương tự như khi răng bị sâu.
Quy trình trám răng thẩm mỹ tại Nha khoa Hạnh Nhã
Khi đến Nha khoa Hạnh Nhã bạn sẽ được tư vấn điều trị theo 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể ở vị trí răng cần hàn trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện cũng như vật liệu sẽ sử dụng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Đây là bước đặc biệt quan trọng trong việc điều trị sâu răng, khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sát trùng vùng răng sâu cần điều trị nhằm tránh tối đa được sự viêm nhiễm, nhiễm trùng không cần thiết trong quá trình điều trị.
Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám
Có thể bác sĩ sẽ gây tê (nếu cần thiết) đối với các trường hợp răng sâu quá nặng, làm cho bệnh nhân đau nhức để không còn cảm giác đau khi trám răng.
Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên biệt làm sạch vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu. Sau đó sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám phù hợp cho từng loại vật liệu trám cũng như từng kỹ thuật trám răng khác nhau.
Bước 4: Tiến hành trám răng
Khi vùng răng bị sâu đã được làm sạch kỹ lưỡng thì bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành quy trình trám răng che bít lỗ răng sâu theo các thao tác như sau:
- Bôi một loại dung dịch axit nhẹ chuyên biệt lên vị trí răng cần phục hồi (Etching).
- Phủ một lớp keo để tạo độ dính (Bonding).
- Sử dụng đèn quang trùng hợp cho lớp keo Bonding khô.
- Vật liệu trám sẽ được trám theo từng lớp mỏng (ít hay nhiều tùy theo từng trường hợp răng), bác sĩ sẽ kiến tạo miếng trám theo đúng hình dạng của răng.
- Chiếu đèn quang trùng hợp để răng và vật liệu trám tạo thành một khối đồng nhất.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có khó chịu với miếng trám hay cảm giác nhai cấn, cộm thì tiến hành mài chỉnh lại.
- Làm nhẵn bề mặt, đánh bóng miếng trám để tăng độ bền.
Để được tư vấn miễn phí chi tiết và đặt lịch hẹn thăm khám. Vui lòng để lại thông tin hoặc gọi về Hotline: 0935.888.369
Thông tin các dịch vụ khách vui lòng tham khảo tại đây Dịch vụ nổi bật khác
Nha khoa Hạnh Nhã xin cảm ơn quý khách hàng đã đồng hành cùng nha khoa!